Cách sơ cứu khi bị điện giật tại nhà ai cũng cần biết
Điện giật là một tai nạn không mong muốn nhưng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cách xử lý khi gặp phải tình huống điện giật. Vì thế nếu bạn không biết cách sơ cứu đúng, chúng ta có thể vô tình gây thêm nguy hiểm cho bản thân hoặc nạn nhân. Chính vì vậy, việc nắm rõ các cách sơ cứu khi bị điện giật là vô cùng quan trọng.
Trong bài viết này, GAK sẽ giúp bạn hiểu rõ và làm đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình trong những tình huống khẩn cấp nhé.
Nội dung nổi bật trong bài viết:
Trong những tình huống khẩn cấp nhiều người thường bị mắc các sai lầm như chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, dập lửa do chập điện gây ra bằng nước,...
Hãy kiểm tra hệ thống điện và các thiết bị điện trong nhà bạn định kỳ để nhanh chóng phát hiện những chỗ hư hỏng để sửa chữa hoặc thay thế tránh xảy ra tình huống đáng tiếc.
Những triệu chứng bạn có thể gặp khi điện giật
Khi xảy ra sự cố điện giật, nạn nhân thường có các biểu hiện rõ ràng, thực tế không phải ai cũng nhận ra ngay. Bên dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất khi một người bị điện giật bạn có thể quan sát thấy:
Hiện tượng co giật: Khi dòng điện truyền qua cơ thể, cơ bắp bị co lại đột ngột, gây ra hiện tượng co giật không kiểm soát. Do vậy nếu chúng ta đột nhiên thấy một người bị có giật có thể họ đang bị giật điện và cần phản ứng phù hợp để giúp họ thoát khỏi tình trạng đó càng nhanh càng tốt.
Mất ý thức, bất tỉnh: Nạn nhân khi bị giật điện có thể ngất ngay do cú sốc mạnh từ dòng điện đi qua cơ thể gây nên tổn thương nghiêm trọng.
Khó thở: Nếu dòng điện ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc tim mạch, nạn nhân có thể gặp tình trạng khó thở hoặc ngừng thở.
Xem thêm:
Nguyên Nhân Gây Tai Nạn Điện Và Giải Pháp Phòng Tránh Hiệu Quả
Áo phản quang là gì? Những mẫu phản quang sản xuất bởi công ty GAK
Các bước sơ cứu khi bị điện giật tại nhà
Bước 1: Ngắt nguồn điện an toàn
Trước tiên, hãy ngắt nguồn điện ngay lập tức và nếu không thể tiếp cận ổ điện, bạn hãy ngắt cầu dao tổng hoặc tìm cách cắt nguồn điện bằng cách an toàn. Tuyệt đối không nên chạm vào nạn nhân khi nguồn điện vẫn còn hoạt động, vì dòng điện có thể tiếp tục truyền qua bạn.
Bước 2: Đảm bảo an toàn cho người sơ cứu
Sử dụng các vật dụng có tính chất cách điện như gỗ, nhựa hoặc cao su để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Vì vậy, không nên tiếp xúc trực tiếp nếu bạn không có các biện pháp bảo hộ đúng cách.
Bước 3: Đánh giá tình trạng nạn nhân
Sau khi ngắt điện, kiểm tra tình trạng của nạn nhân bao gồm kiểm tra nhịp thở và tim đập. Nếu nhận thấy nạn nhân ngừng thở hoặc mất ý thức, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho các bước sơ cứu tiếp theo.
Bước 4: Tiến hành sơ cứu hồi sức tim phổi (CPR)
Nếu nạn nhân không thở, hô hấp hoặc tim không đập hãy nhanh chóng thực hiện ngay hồi sức tim phổi (CPR). Bằng cách đặt tay lên ngực nạn nhân và bắt đầu ép ngực theo nhịp đều đặn. Nếu bạn không biết làm CPR, hãy tìm sự trợ giúp hoặc làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế qua điện thoại hoặc những người có chuyên môn.
Bước 5: Gọi cấp cứu ngay lập tức
Ngay khi có thể hãy gọi cấp cứu để đội ngũ y tế chuyên nghiệp có thể đến hỗ trợ nhanh chóng kịp thời cứu chữa nạn nhân. Bên cạnh đó trong khi đợi hãy tiếp tục duy trì CPR nếu cần thiết và không bỏ mặc nạn nhân.
Những sai lầm phổ biến khi sơ cứu điện giật
Trong những tình huống khẩn cấp nhiều người thường bị lúng túng dễ mắc các sai lầm không đáng có. Chẳng hạn như việc chạm vào nạn nhân khi nguồn điện chưa được ngắt điều này sẽ khiến bạn cũng trở thành nạn nhân và bị điện giật.
Ngoài ra, một sai lầm chúng ta thường thấy nhất đó chính là việc dùng nước để dập tắt vụ nổ hoặc cháy từ điện. Đây là hành động vô cùng nguy hiểm khi không thể dập tắt lửa, mà còn khiến điện lan theo dòng nước gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Cách phòng ngừa tai nạn điện giật trong gia đình
Để phòng tránh những rủi ro tiềm tàng từ nguy cơ giật điện bạn hãy thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong nhà và đảm bảo rằng dây điện, ổ điện cùng các thiết bị hoạt động ổn định không có hiện tượng hư hỏng. Bên cạnh đó, sử dụng những trang bị cách điện để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trong quá trình sử dụng. Ngoài ra chúng ta nên giáo dục trẻ em và mọi người về các kiến thức an toàn về điện để giảm thiểu rủi ro đáng tiếc.
Xem thêm:
Dây chằng hàng tăng đơ là gì? Địa chỉ bán dây chằng hàng chất lượng cao
Lưới xây dựng là gì? Lợi ích của lưới an toàn trong xây dựng!
Dây cáp vải cẩu hàng là gì? Cấu tạo và công dụng của cáp cẩu hàng bằng vải
10 Loại Hoá Chất Nguy Hiểm, Kịch Độc Mà Bạn Nên Cần Tránh Xa
Cách sơ cứu khi bị điện giật là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng mà mỗi người nên nắm vững. Vì điều này không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ cả những người thân yêu trong gia đình. Do đó, hãy nhớ khi xảy ra tai nạn điện giật, sự nhanh nhẹn và tỉnh táo trong việc xử lý có thể cứu sống một mạng người và nếu không biết cách có thể theo chiều hướng xấu ngược lại. Hy vọng GAK đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích qua bài viết hôm nay.