Phân loại nhóm kỹ sư và những trang bị bảo hộ cần thiết khi làm việc

Phân loại nhóm kỹ sư sẽ cần có những loại đồ Bảo hộ lao động là những dụng cụ và thiết bị chuyên biệt mà doanh nghiệp trang bị cho người lao động nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu các thương tổn có thể xảy ra trong trường hợp gặp tai nạn lao động. Trong bài viết này Gak sẽ cùng bạn tìm hiểu về phân loại nhóm kỹ sư và những trang bị bảo hộ cần thiết khi làm việc.

Nội dung nổi bật trong bài viết này:

  • Phân loại nhóm kỹ sư bằng cách nhận diện đồ bảo hộ lao động

  • Mỗi ngành nghề đều sẽ có từng loại đồ bảo hộ kao động khác nhau

Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Xây Dựng

Kỹ sư xây dựng chuyên đảm nhiệm những công việc thiết kế, lập kế hoạch và giám sát xây dựng các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà, cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng khác. Đảm bảo các dự án xây dựng được hoàn thành đúng thời hạn, trong ngân sách và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng.

Các nguy hiểm thường gặp

  • Tai nạn do té ngã: Kỹ sư xây dựng thường phải làm việc ở độ cao, dễ dẫn đến tai nạn do ngã.
  • Vật dụng rơi trúng: Các công cụ, vật liệu hoặc mảnh vỡ có thể rơi trúng gây thương tích.
  • Giật điện: Làm việc gần các nguồn điện có thể dẫn đến nguy cơ bị giật điện.
  • Chấn thương các cơ: Sử dụng sức mạnh cơ học hoặc làm việc quá sức có thể gây chấn thương.
  • Thiết bị nặng gây thương tích: Sử dụng các thiết bị xây dựng nặng có thể gây ra các tai nạn.

Trang bị bảo hộ cần thiết:

  • Nón bảo hộ lao động.
  • Quần áo bảo hộ lao động.
  • Găng tay bảo hộ.
  • Giày bảo hộ lao động.
  • Dây đai an toàn.
Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Xây Dựng

Xem thêm:

Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Cơ Khí

Kỹ sư cơ khí làm việc trong môi trường công nghiệp, chế tạo và lắp ráp các sản phẩm cơ khí theo như phân loại nhóm kỹ sư. Công việc này đòi hỏi sự chính xác cao và phải tiếp xúc với nhiều thiết bị máy móc, dẫn đến nguy cơ bị thương tích. Do đó, việc trang bị đồ bảo hộ lao động là cực kỳ quan trọng để bảo vệ họ khỏi các nguy hiểm tiềm tàng.

Nguy hiểm thường gặp:

  • Vấp ngã trong quá trình làm việc.
  • Sập đổ và va đập.
  • Bị bỏng do tia lửa.
  • Điện giật.
  • Đâm thủng do dụng cụ.
  • Quần áo, tóc bị cuốn vào máy móc.
  • Bị kẹp, cắt bởi máy móc.
  • Tia hàn bắn vào mắt.

Trang bị bảo hộ cần thiết:

  • Quần áo bảo hộ.
  • Găng tay bảo hộ.
  • Kính bảo hộ lao động.
  • Khẩu trang và mặt nạ hàn.
  • Giày bảo hộ lao động.
  • Mũ bảo hộ lao động.
Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Cơ Khí

Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Điện

Công việc của kỹ sư điện là thường làm việc trong các công trình xây dựng, hệ thống điện công nghiệp, và các dự án liên quan đến điện. Công việc của họ đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp với điện năng và thiết bị điện nguy hiểm, do đó việc sử dụng đồ bảo hộ lao động là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc.

Nguy hiểm thường gặp:

  • Giật điện.
  • Té ngã từ trên cao.
  • Bỏng do tia điện.
  • Vật rơi trúng khi thi công.
  • Nhiễm điện từ.

Trang bị bảo hộ cần thiết:

  • Quần áo bảo hộ.
  • Nón bảo hộ.
  • Găng tay cách điện.
  • Giày cách điện.
  • Kính bảo hộ lao động.
  • Dây đai an toàn.
Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Điện

Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Nông Nghiệp

Công việc của các kỹ sư nông nghiệp liên quan đến việc làm việc ngoài trời và tiếp xúc trực tiếp với nhiều yếu tố môi trường khác nhau, do đó việc sử dụng đồ bảo hộ lao động là rất quan trọng để đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc đa dạng này.

Nguy hiểm thường gặp:

  • Tiếp xúc với hóa chất.
  • Tiếp xúc với vi khuẩn.
  • Chịu tác động từ bụi và nóng.
  • Dễ bị lây bệnh nấm.
  • Té ngã do lún đất.
  • Bị cắn bởi các loại côn trùng.

Trang bị bảo hộ cần thiết:

  • Quần áo bảo hộ.
  • Khẩu trang.
  • Ủng bảo hộ lao động.
  • Mũ con sâu.
  • Găng tay bảo hộ.
Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Nông Nghiệp

Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Tự Động Hóa

Kỹ sư tự động hóa làm việc và tiếp xúc gần với các thiết bị điện tử, điện, và các môi trường công nghiệp nguy hiểm, do đó việc sử dụng đồ bảo hộ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe trong môi trường làm việc đa dạng này.

Nguy hiểm thường gặp:

  • Điện giật.
  • Tóc bị cuốn vào máy móc.
  • Tiếp xúc trong nhiều môi trường.
  • Bỏng do tia điện.
  • Nhiễm điện.

Trang bị bảo hộ cần thiết:

  • Giày bảo hộ lao động.
  • Quần áo bảo hộ.
  • Nón phòng sạch.
  • Găng tay bảo hộ.
  • Khẩu trang hoạt tính.
Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Tự Động Hóa

Xem thêm:

Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Cầu Đường

Trong phân loại nhóm kỹ sư thì kỹ sư cầu đường sẽ chuyên thiết kế, giám sát, và quản lý xây dựng các công trình cầu đường. Công việc của họ yêu cầu làm việc ngoài trời và gần các thiết bị nặng, do đó việc sử dụng đồ bảo hộ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe trong môi trường công trường.

Nguy hiểm thường gặp:

  • Té ngã.
  • Giật điện.
  • Sập cầu đường.
  • Bị thương bởi các mảnh thép hay bê tông rơi trúng.

Trang bị bảo hộ cần thiết:

  • Quần áo bảo hộ.
  • Giày bảo hộ.
  • Kính bảo hộ.
  • Nón bảo hộ.
  • Dây đai an toàn.
Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Cầu Đường

Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Môi Trường

Kỹ sư môi trường triển khai và quản lý các hệ thống xử lý nước thải, khí thải và các vấn đề môi trường khác. Họ làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi, vi khuẩn và nhiều nguy cơ khác liên quan đến môi trường.

Nguy hiểm thường gặp:

  • Tác động trực tiếp với hoá chất và chất thải gây độc.
  • Dễ bị nhiễm bệnh.
  • Trong quá trình làm việc dễ bị té ngã
  • Vật thể rơi trúng.

Trang bị bảo hộ cần thiết:

  • Nón bảo hộ.
  • Mặt nạ phòng độc.
  • Giày và ủng bảo hộ.
  • Găng tay bảo hộ.
  • Quần áo bảo hộ.
Đồ Bảo Hộ Cho Kỹ Sư Môi Trường

Sau khi phân loại nhóm kỹ sư ta sẽ thấy mỗi công việc sẽ cần có những vật dụng bảo hộ chuyên biệt để đảm bảo an toàn nhất cho các kỹ sư khi tham gia vào công việc. Liên hệ ngay với GAK để được tư vấn chi tiết hơn về hồ bảo hộ lao động cũng như các trang bị liên quan nhé.

-
DMCA.com Protection Status