Vải mộc thô là gì? Nguồn cung cấp mộc thô ở đâu?

Bạn vừa vào nghề vải, được nghe tới thuật ngữ Mộc Thô bạn muốn tìm hiểu về nó và quá trình sản xuất ra mọc thô. Hãy cùng công ty GAK tìm hiểu ngay vải mộc thô là gì? Nguồn cung cấp mộc thô uy tín trong bài viết này nhé.

1. Vải mộc thô là gì?

Vải mộc thô là tên gọi của loại vải được dệt thành từ sợi thô chưa trải qua quá trình xử lý hoàn thiện. Tuỳ theo công thức vải, yêu cầu kỹ thuật mà mộc thô được dệt ra sẽ có một tên gọi riêng như mộc cotton, mộc thun, mộc kaki… Đặc điểm chung của mộc thô là bề mặt vải khá khô ráp, thiếu độ mịn màng như loại vải thành phẩm đã qua xử lý.

Như ngày trước mộc thô là khái niệm vải mộc được sản xuất từ sợi bông hoặc sợi gai tự nhiên. Tuy nhiên trong ngành dệt, sản xuất vải hiện đại vải mộc thô được pha thêm các loại sợi tổng hợp nhằm tối ưu chi phí, nâng cao độ bền và chất lượng của sản phẩm vải. Qua đó, việc mộc thô hiện đại được gắn liền với khái niệm công nghệ dệt như dệt kim với các sản phẩm có sợi polyester, hay dệt thoi với các dòng có sợi cotton không ưa nước.

Vải mộc thô là gì?

2. Nguồn gốc của vải mộc thô

Nguồn gốc của vải mộc thô

Từ xa xưa, con người đã dệt vải từ các loại sợi tự nhiên như bông, lanh, tơ tằm, gai, sen bằng khung cửi thủ công. Thời điểm này vải dệt ra vẫn còn giữ nguyên màu tự nhiên ( trắng ngà, vàng nhạt, xám…) chưa được xử lý bằng hoá chất hay nhuộm màu tự nhiên, đây chính là tiền thân của vải mộc thô.

Thời kỳ dệt hiện đại chính thức bắt đầu từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất, cụ thể là vào cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, với những cột mốc đáng chú ý sau:

  • 1764: James Hargreaves phát minh ra máy kéo sợi Spinning Jenny, cho phép một công nhân kéo nhiều sợi cùng lúc.
  • 1769: Richard Arkwright phát minh ra máy kéo sợi sử dụng sức nước – Water Frame.
  • 1785: Edmund Cartwright phát minh máy dệt tự động (Power Loom) – đánh dấu sự chuyển dịch từ dệt thủ công sang dệt bằng máy.

Sau thời điểm này vào thế kỷ thứ 19 ngành công nghiệp dệt trở nên phổ biến hơn với nhiều nhà máy dệt xuất hiện khắp Châu Âu, Bắc Mỹ. Quá trình sản xuất vải có nhiều sự chuyển mới từ thủ công sang cơ giới hoá từ kéo sợi, dệt vải, cho đến hoá chất nhuộm. Vào thế kỷ 20 Xuất hiện các loại sợi tổng hợp như nylon (1935), polyester (1941), arcylic – mở đầu cho ngành dệt hiện đại sử dụng vải hóa học được chiết xuất từ polymer. Bên cạnh máy dệt phun tia (air-jet, water-jet), máy dệt thoi tốc độ cao, máy nhuộm tự động… ra đời và công nghệ CAD/CAM hỗ trợ thiết kế mẫu rập, lập trình tự động hóa dây chuyền may.

3. Quy trình sản xuất mộc thô vải

Quy trình sản xuất mộc thô vải

Để sản xuất ra vải mộc thô thành phẩm, quá trình này sẽ được diễn qua thông qua 5 bước:

Bước 1: Chuẩn bị sợi

  • Tùy theo loại vải cần sản xuất, sợi có thể là cotton, polyester, poly-visco, CVC, TC hoặc sợi pha.
  • Sợi được kéo thành các ống/con sợi có độ xoắn, kích thước và độ đồng đều đạt tiêu chuẩn.

Bước 2: Hồ sợi

  • Mục tiêu: Tăng độ bền, giảm xơ và cải thiện khả năng chịu lực kéo khi dệt.
  • Sợi dọc sẽ được phủ hồ (bằng tinh bột, PVA hoặc polymer) rồi làm khô.
  • Quá trình này giúp sợi không đứt khi chạy với tốc độ cao trên máy dệt.

Bước 3: Dệt vải

  • Sợi dọc và sợi ngang được đưa vào máy dệt (thoi, air-jet, rapier...) để dệt thành tấm vải mộc.
  • Mật độ vải (sợi/inch), kiểu dệt (trơn, chéo, satin...) được điều chỉnh theo yêu cầu từng loại sản phẩm.

Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa

  • Vải mộc sau khi dệt sẽ được kiểm tra lỗi như rách, lỗ, lệch sợi, xù xơ.
  • Vải được cắt biên, cuộn lại đúng quy cách (khoảng 100m – 200m/cuộn) hoặc tương đương 20kg - 60kg để dễ dàng trong quá trình sử dụng.

Bước 5: Đóng gói và bảo quản

  • Vải mộc được đóng bao, bảo quản trong điều kiện khô ráo để chuẩn bị cho các công đoạn hoàn tất tiếp theo như: nhuộm, in, giặt enzyme, chống co, phủ chống thấm…
  • Tuỳ theo yêu cầu của nhà may, vải mộc thô sẽ được gia công nhuộm chính xác theo màu sắc khách cần và đáp ứng tiêu chí cầm màu kèm theo.

4. So sánh những đặc tính ứng dụng của vải mộc thô

Đặc tính

Vải mộc thô (đặc điểm)

Ghi chú / Ứng dụng

Khả năng thấm hút trước khi xử lýThấp – do lớp sáp/oil tự nhiên phủ sợi, vải ban đầu kỵ nướcCần giặt-scour để loại bỏ sáp, tăng khả năng thấm; vải đã xử lý sau đó hút ẩm rất tốt.
Khả năng bảo quản (độ bền lưu trữ)Trung bình – không chứa chất bảo quản nên dễ ẩm mốc, ố màu nếu để ẩmPhải bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm; giặt sơ trước khi cất có thể kéo dài tuổi thọ vải.
Thân thiện môi trườngCao  sợi vải nguyên chất 100%, phân hủy sinh học nhanh nếu dòng 100% cottonKhông tẩy hay nhuộm hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm so với vải đã xử lý; phù hợp xu hướng thời trang xanh.
Độ thô / Độ cứngCao – bề mặt sần, cứng và ít mềm mại hơn vải được xử lýCho cảm giác mộc mạc, cổ điển; không phù hợp cho các sản phẩm yêu cầu độ mềm mại hoặc độ rũ cao.
Độ khô (bề mặt)Khô – bề mặt vải không bóng, giữ màu tự nhiênMắt vải khô ráp, nhìn đơn giản; có khả năng thấm hút nhanh nên thích hợp cho mùa nóng.
Tính thẩm mỹMộc mạc, vintagePhù hợp phong cách cổ điển, tối giản; ít đa dạng màu sắc (tông be/nâu tự nhiên), cần nhuộm để đạt màu khác.

Xem thêm

5. Các loại vải mộc thô phổ biến

Vải mộc thô, vải mộc pha là loại vải chưa qua xử lý nhuộm có màu thuần tự nhiên nhất, tùy theo tên gọi và chất liệu, hiện nay vải mộc thô có các chủng loại như:

1. Phân loại theo nguồn gốc sợi

Tên gọi

Thành phần sợi

Đặc điểm chính

Vải mộc cotton100% sợi bông tự nhiênThoáng mát, thấm hút tốt, mềm dần theo thời gian; thân thiện môi trường.
Vải mộc TC (Tixi)Cotton + Polyester (65/35)Bền, ít nhăn hơn cotton, thấm hút kém hơn. Giá rẻ, dễ gia công.
Vải mộc CVCCotton + Polyester (70/30)Gần giống cotton nhưng bền hơn, co rút ít hơn. Cân bằng giữa tự nhiên & tổng hợp.
Vải mộc linen (vải lanh thô)100% sợi lanh (hoặc pha cotton)Mát, khô nhanh, bề mặt nhám nhẹ. Phong cách vintage – cao cấp.
Vải mộc bamboo (thô tre)Sợi tre tự nhiên hoặc pha cottonMềm, mịn, kháng khuẩn tự nhiên. Giá cao hơn cotton. Thường dùng cho đồ ngủ, khăn.

2. Phân loại theo kiểu dệt

Kiểu dệt

Đặc điểm kỹ thuật và cảm giác bề mặt

Dệt trơn (Plain Weave)Phổ biến nhất, mắt vải đều, ít co giãn. Thường dùng làm áo sơ mi, váy.
Dệt chéo (Twill Weave)Có vân chéo, bề mặt dày hơn, ít nhăn. Thường dùng cho quần tây, áo khoác.
Dệt đũi (Slub weave)Vải có vân xù tự nhiên, kiểu “thô xù”. Thường dùng cho thời trang thủ công, vintage.

3. Phân loại theo định lượng & mục đích sử dụng

Dòng vải mộc thô

GSM (độ dày vải)

Ứng dụng phổ biến

Mộc thô mỏng (light)~100 – 130 gsmÁo sơ mi mỏng, khăn tay, lớp lót, khăn phủ.
Mộc thô trung (medium)~140 – 180 gsmÁo kiểu, váy, túi tote, khăn trải bàn.
Mộc thô dày (heavy)>230 gsmQuần áo bảo hộ, rèm cửa, túi xách, chăn ga, bọc nệm, đồ trang trí handmade.

4. Một số tên gọi quen thuộc trên thị trường

Tên thương mại

Mô tả ngắn gọn

Vải thô 65/35Dòng TC phổ thông, thô nhẹ, giá rẻ, dùng nhiều cho balo – túi, quần áo công nhân.
Thô mộc Hàn QuốcMặt vải mịn, đều, phù hợp làm váy – trang phục thời trang.
Thô xước – thô đũiCó sợi vân nhám, vải có độ nhăn tự nhiên.
Thô canvas mộcDệt dày, mặt cứng, dùng làm túi vải, tranh canvas, rèm nặng.

6. Mua vải mộc thô ở đâu tại TPHCM?

Bạn đang tìm nơi mua vải mộc thô chất lượng – giá tốt để may đồng phục, chăn ga, may mặc thời trang, hay sản xuất hàng thủ công?

GAK là cửa hàng vải và nhà sản xuất phân phối vải mộc thô chuyên nghiệp, cung cấp nhiều dòng vải như:

  • Vải mộc cotton 100%, TC, CVC, bamboo, linen thô chưa tẩy – chuẩn cho nhuộm và in ấn.
  • Vải mộc định lượng từ 100–300gsm, phù hợp từ đồng phục, khăn, túi tote, đến decor nội thất.
  • Nhận cắt theo khổ – số lượng lớn cho các xưởng thiết kế, shop thời trang, dự án in – nhuộm số lượng.

Vì sao nên mua vải mộc thô tại GAK

  • Giá sỉ xưởng – linh hoạt theo mét, theo cây vải
  • Tư vấn kỹ thuật tận tâm (in, nhuộm, xử lý vải mộc trước khi may)
  • Có sẵn mẫu vải, bảng màu, test thấm – test co rút trước đơn hàng lớn

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung vải mộc thô là gì? Những ưu nhược điểm của từng loại vải này. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về dòng vải và tính ứng dụng. Nếu bạn là xưởng may hãy tham khảo ngay cửa hàng vải GAK để mua sắm các loại vải may đồng phục chất lượng nhé.

- GAK GAK
DMCA.com Protection Status