Vải Polyester là gì? Phân tích đặc tính và ưu điểm
Sợi vải polyester có nhiều đặc điểm ưu việt trong quá trình sản xuất quần áo và may mặc thời trang. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về sợi vải này và sự khác biệt của nó với dòng vải cotton. Trong bài viết này hãy cùng công ty GAK khám phá về đặc điểm và tính ứng dụng của sợi vải polyester trong cuộc sống nhé.
1. Sợi vải polyester là gì?
Vải polyester được dệt từ hàng triệu sợi polyester với mục đích thay thế cho sợi cotton tự nhiên và ngày nay được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc trang phục. Sợi polyester được tổng hợp từ kết tinh hoá học của 4 loại sợi cơ bản là sợi thô, sợi xơ, sợi dày và sợi tơ, một dẫn xuất từ quá trình hoá dầu, than đá và ethylene.
Với đặc tính, cấu trúc sợi nhẹ, dai và ít co giãn, không nhăn và kháng hóa chất, độ bền cao được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất may mặc như: quần áo thể thao, đồng phục công ty, quần áo công nhân, chăn ga…
Ngoài ra, vải polyester có khả năng chống bám bụi và dễ dàng làm sạch bởi sự liên kết giữa mật độ sợi tạo ra độ bền và tính ổn định cho sản phẩm may mặc.

Xem thêm:
- Vải su là vải gì? Đặc điểm, chất liệu su và ứng dụng
- Nỉ da cá là vải gì? Vải giữ ấm XỊN được ứng dụng phổ biến ngành may mặc
- Vải Silk là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải Silk trong ngành thời trang
- Vải cotton 100% là gì? Ưu nhược điểm, cách nhận biết chính xác
- Chất liệu Spandex là gì? Thông tin, đặc tính và ứng dụng CO GIÃN CỰC TỐT sợi vải này
2. Nguồn gốc của vải polyester có từ khi nào?
Vải polyester có quá trình hình thành lâu đời từ những năm 1930 tại Anh Quốc do hai nhà hoá học là John Rex Whinfield và James Tennant Dickson, làm việc tại công ty Calico Printers Association, đã tổng hợp thành công polyethylene terephthalate (PET) – tiền thân của sợi polyester. Đến năm 1946 tại Hoa Kỳ, Sau Thế chiến II, tập đoàn DuPont (Mỹ) đã mua bản quyền phát minh và tiếp tục phát triển polyester thương mại dưới tên gọi Dacron. Polyester bắt đầu sản xuất đại trà từ năm 1950, được quảng bá là “sợi thần kỳ” vì không nhăn, không cần ủi và bền vượt trội hơn vải cotton truyền thống. Trong thời điểm đó, cũng là năm nhiều sợi khác như nylon, arcylic được ra mắt trở thành những đối thủ cạnh tranh của nhau.
3. Quy trình sản xuất sợi vải tổng hợp polyester

Quá trình sản xuất vải polyester là một quá trình tổng hợp phức tạp, nhưng bạn có thể hiểu cơ bản như sau:
Bước 1: Tạo ra hợp chất polymer Polyester
Nguyên liệu đầu vào của Polyester là ethylene glycol (một dẫn xuất từ dầu mỏ) và axit terephthalic. Hai hợp chất này được đem đi phản ứng trùng hợp ngưng tụ để tạo thành polyethylene terephthalate (PET) – chính là nguyên liệu cơ bản tạo nên sợi polyester.
Hợp chất này ở dạng nhựa nóng chảy, sau đó được ép đùn qua máy kéo sợi (spinneret) – tương tự như đầu vòi sen – để tạo ra những sợi mảnh nhỏ.
Bước 2: Kéo sợi polyester và xử lý nhiệt
Sau khi được ép thành sợi, polyester thô sẽ được làm nguội, kéo giãn nhiều lần để định hình phân tử và tăng độ bền, độ đàn hồi. Sợi sẽ tiếp tục được xử lý bằng nhiệt để tăng khả năng chịu lực, ổn định cấu trúc và tạo độ bóng hoặc mờ tùy nhu cầu.
Quá trình kéo sợi có thể chia thành 3 dạng chính:
- Kéo sợi nhanh (FOY): Cho ra sợi có độ đàn hồi cao.
- Kéo sợi một bước (POY): Tiết kiệm chi phí, phổ biến trong sản xuất quy mô lớn.
- Kéo sợi nhiều bước (DTY): Cho ra sợi mềm, dai, dùng trong vải thời trang.

Bước 3: Dệt vải thành phẩm và hoàn thiện
Sợi polyester 100% sau khi hoàn thiện sẽ được đưa vào máy dệt kim để tạo ra các loại vải tùy theo ứng dụng: từ áo thể thao, quần áo bảo hộ, rèm cửa, đến bao bì công nghiệp.
Vải polyester sau khi dệt sẽ được xử lý hoàn tất bao gồm:
- Nhuộm màu bằng phương pháp nhuộm phân tán (Disperse Dyeing) – phù hợp với sợi polyester không ưa nước (dòng có cotton dệt thoi). Hoặc nhuộm dệt máy Jet dành cho dòng dệt nước, sử dụng áp lực và dòng chảy tuần hoàn cao để nhuộm thẩm thấu màu vào sợi polyester.
- Phủ chống tĩnh điện, chống cháy, kháng khuẩn hoặc chống UV (nếu dùng trong may đồng phục bảo hộ).
- Cán bóng, làm mềm, chống nhăn tùy thuộc vào yêu cầu của người tiêu dùng.

Xem thêm:
- Vải kaki 65/35 là gì? Phân tích ưu nhược điểm của dòng kaki này
- Vải kaki chéo 2-1 là gì? Ưu nhược điểm của vải may quần áo bảo hộ thế hệ mới
4. Các chủng loại vải polyester phổ biến
Sợi polyester không chỉ tồn tại ở dạng nguyên chất mà còn có nhiều biến thể khác nhau, được tạo ra thông qua việc pha trộn với các sợi tự nhiên hoặc tổng hợp khác, hoặc thay đổi cấu trúc dệt và xử lý bề mặt. Mỗi loại mang đến những đặc tính riêng biệt, phục vụ đa dạng mục đích trong may mặc, nội thất, thể thao và kỹ thuật.
Biến thể | Thành phần chính | Đặc điểm nổi bật | Ứng dụng chính |
Polyester nguyên chất | 100% Polyester | Bền, chống nhăn, chống nước, giá rẻ | Đồng phục, đồ thể thao, rèm, balo |
T/C (Tetoron Cotton) | Polyester + Cotton (65/35, 80/20...) | Thoáng, bền, ít nhăn, dễ giặt | Áo sơ mi, áo thun, đồng phục công sở |
Poly-Spandex | Polyester + Spandex (Elastane) | Co giãn tốt, giữ form, bền | Legging, đồ thể thao, áo yoga |
Microfiber Polyester | Sợi polyester siêu mảnh | Nhẹ, thấm hút tốt, mềm mịn | Khăn lau, chăn ga, áo thể thao |
Oxford Polyester | Dệt kiểu Oxford (dệt vuông, dày) | Chắc, chống thấm, giữ dáng | Balo, túi xách, lều, áo khoác gió |
Polyester Chiffon | Polyester dệt mỏng | Mỏng nhẹ, mềm rũ, bay bổng | Váy dạ hội, áo kiểu nữ, khăn choàng |
Polyester Satin | Dệt satin từ polyester | Mặt bóng mịn, sang trọng, ít nhăn | Đầm dạ hội, ga gối, rèm cửa |
Polyester Fleece | Dệt + chải lông | Ấm, nhẹ, mềm, giữ nhiệt tốt | Áo khoác giữ nhiệt, chăn, đồ đông |
Giải thích một số loại tiêu biểu:
Nêu bạn chưa hiểu các dòng vải trên hãy để GAK giải thích rõ hơn cho bạn nhé:
1. Polyester nguyên chất (100%)
Là loại phổ biến nhất, có độ bền cao, ít nhăn, chống thấm nhẹ và giữ màu tốt. Tuy nhiên, độ thoáng khí không bằng cotton nên thường pha trộn để cải thiện.
2. Polyester Cotton (T/C)
Phối hợp ưu điểm giữa polyester và cotton: độ bền + độ thoáng. Rất phù hợp cho đồng phục và trang phục hàng ngày.
3. Polyester Spandex
Mang lại độ co giãn lý tưởng nhờ thành phần Spandex. Là lựa chọn số 1 cho các sản phẩm thể thao, thời trang ôm sát và đồ tập gym.
4. Microfiber Polyester
Sợi mảnh hơn tóc người, có khả năng hút nước và bụi tốt. Rất phổ biến trong ngành khăn lau, chăn mềm cao cấp hoặc thời trang thể thao nhẹ.
5. Oxford Polyester
Vải dày, chắc, có khả năng chống nước nhẹ. Thường dùng làm balo, túi xách, áo khoác ngoài hoặc lều trại.
6. Chiffon & Satin Polyester
Phục vụ ngành thời trang nữ cao cấp, mang lại vẻ ngoài sang trọng, nữ tính, thoải mái khi mặc.
Vải polyester và cotton cái nào tốt hơn?
Vải Polyester và Cotton đều là hai chất liệu được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc. Tuy nhiên, mỗi loại vải lại có ưu – nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết từ GAKVN:
Tiêu chí | Vải Polyester | Vải Cotton |
Nguồn gốc | Sợi tổng hợp từ dầu mỏ (PET) | Sợi tự nhiên từ cây bông |
Độ thoáng khí | Kém thoáng khí hơn, dễ bí nếu không pha sợi khác | Rất thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt |
Độ bền | Rất bền, giữ form tốt, chống nhăn, chống kéo giãn | Mềm mại, nhưng dễ nhăn và dễ co rút sau khi giặt |
Khả năng thấm hút | Kém thấm hút, chống nước nhẹ | Thấm hút cực tốt, nhanh ẩm |
Dễ bảo quản | Nhanh khô, không cần ủi | Cần ủi thường xuyên, lâu khô hơn |
Khả năng nhuộm màu | Dễ nhuộm, màu bền, ít phai | Dễ nhuộm, màu đẹp nhưng dễ phai hơn khi giặt nhiều |
Giá thành | Rẻ hơn, chi phí sản xuất thấp | Cao hơn, phụ thuộc chất lượng sợi bông |
Thân thiện môi trường | Khó phân hủy, cần tái chế | Phân hủy sinh học được, ít tác động đến môi trường |
Ứng dụng | Đồng phục, đồ thể thao, balo, áo khoác | Áo thun cao cấp, khăn mặt, quần áo trẻ em |
Bạn nên chọn theo nhu cầu | Khi ưu tiên |
Vải Cotton | Thoáng mát, mềm mại, lành tính với da, dùng cho mùa nóng, đồ trẻ em, cao cấp |
Vải Polyester | Độ bền cao, giá rẻ, dễ vệ sinh, nhanh khô, thích hợp may đồng phục, thể thao |
Xem thêm
- Vải kaki Thành Công là gì? Phân tích ưu nhược điểm của dòng kaki này
- Vải thun lạnh là gì? Chất vải siêu giãn dành cho vận động
- Vải nỉ bông là vải gì? Chất liệu vải siêu ấm dành cho mùa đông
- Vải chéo hàn là vải gì? Giải đáp thắc mắc về vải chéo hàn
- Vải quilt là gì? Kỹ thuật ghép vải phổ biến hiện nay
- Chất Umi là gì? Mách bạn cách tối ưu sử dụng chất Umi
Trên đây là toàn bộ nội dung vải Polyester là gì? Những ưu nhược điểm của loại vải này. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về dòng vải và tính ứng dụng. Nếu bạn là xưởng may hãy tham khảo ngay cửa hàng vải GAK để mua sắm các loại vải may đồng phục chất lượng nhé.