Vải acrylic là gì? Phân tích đặc tính và ưu điểm
Sợi vải acrylic có nhiều đặc điểm ưu việt trong quá trình sản xuất quần áo và các vật dụng bằng vải. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về sợi vải này và sự khác biệt của nó với polyesters. Trong bài viết này hãy cùng công ty GAK khám phá về đặc điểm và tính ứng dụng của sợi vải Arcylic trong cuộc sống nhé.
1. Sợi vải arcylic là gì?

Vải arcylic được dệt từ hàng triệu sợi arclyic với mục đích thay thế cho sợi len tự nhiên và ngày ngay được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt kim và may mặc mùa đông. Sợi arclyic được sản xuất chủ yếu từ hợp chất acrylonitrile, một dẫn xuất từ quá trình hoá dầu và một số loại hoá chất khác để giúp cho sợi vải có khả năng hấp thụ thuốc nhuộm và tăng độ bền cơ học của sợi.
Với đặc tính, cấu trúc sợi nhẹ, giữ nhiệt tốt và độ mềm mại tương đương sợi len, vải arcylic được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất may mặc như: áo len, khăn choàng, áo khoác giữ ấm, mũ, tất, chăn mền và thảm trang trí.
Ngoài ra, loại vải làm từ dẫn xuất dầu khí này còn cung cấp khả năng chống nhăn, cầm màu và chống nấm mốc hiệu quả.

Xem thêm:
- Vải su là vải gì? Đặc điểm, chất liệu su và ứng dụng
- Nỉ da cá là vải gì? Vải giữ ấm XỊN được ứng dụng phổ biến ngành may mặc
- Vải Silk là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải Silk trong ngành thời trang
- Vải cotton 100% là gì? Ưu nhược điểm, cách nhận biết chính xác
- Chất liệu Spandex là gì? Thông tin, đặc tính và ứng dụng CO GIÃN CỰC TỐT sợi vải này
2. Nguồn gốc của vải arcylic có từ khi nào?
Vải arcylic được tổng hợp trong phòng thì nghiệm của DuPont năm 1941 với tên gọi ban đầu là Yarn A và được thay đổi với bản đăng ký thương hiệu là Orlon. Ban đầu sợi Orlon được tạo ra nhằm thay thế cho sợi len tự nhiên trong bối cảnh hậu thế chiến khi nguồn nguyên liệu bị khan hiếm. Đây cũng là cột mốc quan trọng với sự ra đời của nhiều loại sợi may mặc như nylon, polyester và acrylic.
Tuy nhiên, bởi sự xuất hiện của nylon, polyesters đã khiến sợi acrylic bị quên lãng do chi phí cao và những yếu điểm của sợi. Trước tình thế đó, vào năm 1950 sau khi khắc phục được các mặt hạn chế của sợi, DuPont đã thay đổi tên gọi Orlon thành Arcylic, tuy nhiên tam tai của loại sợi này chưa dừng lại, nhất là vào năm 1970 dấy lên quan ngại sợi Arcylic chưa chất độc hại và gây ung thư.
Sản lượng tiêu thụ bị giảm buộc họ phải xuất khẩu loại vải này. Hiện, loại này này sản xuất tập trung ở Viễn Đông, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và Nam Mỹ.
3. Quy trình sản xuất sợi vải tổng hợp Arcylic

Quá trình sản xuất vải Arcylic là một quá trình tổng hợp phức tạp, nhưng bạn có thể hiểu cơ bản như sau:
Bước 1: Tạo ra sợi Arcylic
Đầu vào nguyên liệu chính là polymer có chứa 85% acrylonitrile, sau đó được tạo ra thông qua phản ứng trùng hợp gốc tự do từ propylene sẽ được hoà tan trong dung môi mạnh như natri thiocyanate (NaSCN) hoặc dimethylformamide (DMF). Sau khi ra được dung dịch lỏng (gel) sẽ được ép qua các lỗ nhỏ của đầu máy kéo sợi (spinneret) để tạo thành sợi mảnh. Các sợi mảnh này sau khi đi qua khí trơ nóng sẽ bay hơi tạo ra sợi acrylic thô.
Bước 2: Kéo sợi acrylic và xử lý đặc tính
Sau khi thu được acrylic thô sẽ được các công nhân, robots đưa sợi thô vào dây chuyền rửa sạch và kéo giãn, từ đó tạo thành sợi dài, mảnh và mật độ đồng đều hơn. Mục tiêu của quá trình này giúp định hình cấu trúc phân tử, gia tăng độ bền và tính đàn hồi của sợi.
Bước 3: Dệt vải thành phẩm và hoàn thiện
Sau khi thu được sợi acrylic hoàn chỉnh, sẽ được máy dệt kim tạo thành các loại vải tương đương giống len. Vài này sau khi dệt thành phẩm sẽ được xử lý nhuộm với công nghệ nhuộm phân tán (disperse dyeing) đã coi như là thành phẩm vải.
Bên cạnh đó, nếu đây là loại vải dùng cho ngành bảo hộ thì vải sẽ còn được xử lý gia công tính chất như phủ chống cháy, chống tĩnh điện hoặc chống nhăn.

4. Các chủng loại vải acrylic phổ biến
Sợi acrylic không chỉ tồn tại ở dạng thuần túy mà còn có nhiều biến thể khác nhau, được tạo ra bằng cách pha trộn hoặc biến tính với các loại polymer khác. Mỗi biến thể mang đặc tính riêng, phục vụ cho các mục đích sử dụng đa dạng trong ngành dệt may. Dưới đây là những loại phổ biến nhất:
Biến thể | Thành phần chính | Đặc điểm nổi bật | Ứng dụng chính |
Acrylic chuẩn | ≥ 85% Acrylonitrile | Nhẹ, ấm, thay thế len | Áo len, khăn, mũ, chăn |
Lastier | Diene + Acrylonitrile | Co giãn, đàn hồi cao | Thời trang co giãn, thể thao |
Modacrylic | Acrylonitrile + Vinylidene | Mềm, bền, chống cháy, ít nhăn | Trang phục bảo hộ, tóc giả, nội thất |
Nitrile (Nitrilic) | Vinylidene chloride | Đặc tính riêng biệt, từng phổ biến tại Mỹ | Dệt may tổng hợp (ít dùng hiện nay) |
1. Sợi Acrylic tiêu chuẩn
Chứa ít nhất 85% acrylonitrile trong thành phần cấu tạo hoá học.
Là loại sợi phổ biến nhất, thường được dùng để thay thế len trong các sản phẩm như áo len, mũ, khăn, chăn mền, nhờ đặc tính nhẹ, giữ nhiệt tốt và khả năng nhuộm màu cao.
2. Vải Acrylic Lastier
Được tạo thành từ hỗn hợp diene và acrylonitrile, vẫn giữ nguyên bản chất là sợi 100% acrylic.
Ưu điểm nổi bật là độ co giãn và đàn hồi cao, phù hợp với các sản phẩm cần linh hoạt và ôm sát cơ thể như đồ thể thao hoặc thời trang co giãn.
3. Vải Modacrylic
Là biến thể của acrylic, với hàm lượng acrylonitrile thấp hơn (35–85%), kết hợp với các loại polymer khác như vinylidene chloride.
Đặc tính:
- Mềm mại hơn, co giãn tốt hơn và ít nhăn so với acrylic nguyên chất.
- Khả năng chống cháy, chống mài mòn và chống tĩnh điện cao, phù hợp để may trang phục bảo hộ, tóc giả, nội thất hoặc trang phục hàng ngày cần độ bền cao.
4. Vải Nitrile (Nitrilic)
Thành phần chính là vinylidene chloride, không phải acrylonitrile, do đó thuộc nhóm sợi tổng hợp khác biệt so với acrylic truyền thống.
Xuất hiện phổ biến tại Mỹ vào những năm 1960, nhưng hiện nay ít được sử dụng hơn do sự phát triển mạnh mẽ của các sợi tổng hợp cải tiến.
Xem thêm:
- Vải kaki 65/35 là gì? Phân tích ưu nhược điểm của dòng kaki này
- Vải kaki chéo 2-1 là gì? Ưu nhược điểm của vải may quần áo bảo hộ thế hệ mới
Vải acrylic và polyester cái nào tốt hơn?
Hãy cùng GAKVN so sánh hai loại vải nhân tạo dệt kim và dệt thoi đang thịnh hành trên thị trường để hiểu rõ sự giống và khác nhau giữa chúng:
Tiêu chí | Vải Acrylic | Vải Polyester |
Nguồn gốc | Tổng hợp từ acrylonitrile (dẫn xuất từ dầu mỏ) | Tổng hợp từ PET – polyethylene terephthalate |
Khả năng giữ nhiệt | Giữ nhiệt tốt, phù hợp cho thời tiết lạnh | Thoáng khí hơn, phù hợp mọi điều kiện thời tiết |
Khả năng nhuộm màu | Dễ nhuộm, màu sắc bền, sáng | Dễ nhuộm, ít phai màu, nhanh khô |
Khả năng cách điện | Cách điện tốt, ít dẫn điện | Cách điện ở mức trung bình |
Khả năng chống dầu và nước | Không thích nước, dễ bám dầu | Không thấm nước, chống bám bẩn tốt hơn |
Độ bền | Bền, chống cháy tốt hơn, kháng mài mòn và hóa chất | Bền cao, chống nhăn, chống kéo giãn, giữ form tốt |
Kháng khuẩn | Có | Có |
Tính bền vững | Khó phân hủy, mất hàng trăm năm, có thể phát sinh chất độc | Tái chế dễ dàng, ít gây hại môi trường hơn |
Ứng dụng phổ biến | Áo len, khăn choàng, mũ, chăn mền, tóc giả, trang phục mùa đông | Đồng phục, quần áo thể thao, áo khoác, balo, vải bọc nội thất |
Ưu và nhược điểm của vải acrylic
Hãy cùng GAKVN tham khảo những ưu và nhược điểm của vải arylic thông qua 2 bảng sau đây nhé:
Ưu điểm
Đặc điểm | Mô tả |
Trọng lượng nhẹ & Giữ ấm tốt | Sợi acrylic nhẹ nhưng vẫn cách nhiệt hiệu quả, lý tưởng để thay thế len trong trang phục mùa đông. |
Đàn hồi & Giữ form | Có khả năng giữ hình dáng ban đầu, không bị chảy xệ hay giãn sau thời gian sử dụng. |
Chống tia cực tím (UV) | Acrylic có khả năng kháng tia UV, hạn chế bạc màu khi tiếp xúc với ánh nắng lâu ngày. |
Nhanh khô & Không nhăn | Vải khô nhanh sau khi giặt, hạn chế nếp nhăn, dễ bảo quản. |
Chống vết bẩn & kháng côn trùng | Không dễ bám bẩn, kháng sâu bướm và một số loại dầu nhẹ. |
Chịu nhiệt khá tốt | Xếp thứ 2 trong danh sách các sợi tổng hợp chịu nhiệt tốt, phù hợp cho nhiều môi trường khắc nghiệt. |
Khả năng nhuộm màu cao | Dễ nhuộm, lên màu sáng – tươi – bền màu theo thời gian. |
Giá thành rẻ | Chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với len hay sợi tự nhiên, nên được ứng dụng rộng rãi. |
Nhược điểm
Đặc điểm | Mô tả |
Không mềm mại bằng sợi tự nhiên | Có thể tạo cảm giác thô ráp hoặc kích ứng da đối với người nhạy cảm. |
Dễ tích tụ tĩnh điện | Do tính kỵ nước, vải dễ tạo ra tĩnh điện và hút bụi, gây khó chịu. |
Dễ bắt cháy | Là sợi tổng hợp từ nhựa, dễ bắt lửa và khó dập tắt khi cháy. |
Không chống mài mòn | Acrylic dễ sờn hoặc rách khi cọ xát mạnh, cần kết hợp sợi khác nếu dùng cho môi trường khắc nghiệt. |
Không thân thiện môi trường | Khó phân hủy, có thể tồn tại đến 200 năm sau khi thải ra môi trường, tiềm ẩn phát thải hóa chất độc hại. |
Xem thêm
- Vải kaki Thành Công là gì? Phân tích ưu nhược điểm của dòng kaki này
- Vải thun lạnh là gì? Chất vải siêu giãn dành cho vận động
- Vải nỉ bông là vải gì? Chất liệu vải siêu ấm dành cho mùa đông
- Vải chéo hàn là vải gì? Giải đáp thắc mắc về vải chéo hàn
- Vải quilt là gì? Kỹ thuật ghép vải phổ biến hiện nay
- Chất Umi là gì? Mách bạn cách tối ưu sử dụng chất Umi
Trên đây là toàn bộ nội dung sợi vải arcylic là gì? Những ưu nhược điểm của loại vải này. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về dòng vải và tính ứng dụng. Nếu bạn là xưởng may hãy tham khảo ngay cửa hàng vải GAK để mua sắm các loại vải may đồng phục chất lượng nhé.