HSE là gì? 5 phút để tìm hiểu ngành

Cùng GAK tìm hiểu về chủ đề HSE là gì? Những hoạt động cần thiết để tạo ra hệ thống HSE tiêu chuẩn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tối ưu hoá việc sản xuất và đảm bảo an toàn tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

HSE là gì?

HSE là gì?

HSE là cụm từ viết tắt của “Health - Safety - Environment” nghĩa là sức khoẻ - an toàn - môi trường. Khi nhắc đến khái niệm HSE đây là các công việc đảm bảo an toàn cho nhân viên/ công nhân tại nơi làm việc, xưởng sản xuất và đưa ra các biện pháp giúp giảm thiểu ảnh hưởng sức khoẻ và môi trường do các hoạt động công nghiệp có hại gây nên.

Chính vì lẽ đó, những năm gần đây các doanh nghiệp đã và đang chú trọng việc xây dựng hệ thống quản lý HSE (Health, Safety and Environment Management System) nhằm mục tiêu bảo vệ sự an toàn trong tổ chức, tuân thủ chính sách và thủ tục cần thiết, để giảm thiểu rủi ro tai nạn và cam kết môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động.

Hiện nay, hệ thống quản lý HSE đang được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 45001 (Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp), ISO 14001 (Quản lý môi trường), BS EN ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng và các quy định và chính sách hiện hành liên quan đến an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.

Xem thêm:

Hệ thống HSE bao gồm gì?

Hệ thống HSE bao gồm gì?

Bất kể lĩnh vực nào mọi tổ chức đều cần đến một hệ thống quản lý an toàn toàn diện để đảm bảo người lao động đều được an toàn trong quá trình làm việc và sản xuất. Thế nên, hệ thống quản lý HSE tiêu chuẩn sẽ bao gồm:

  • Hệ thống chính sách HSE: Đây là một bộ tài liệu được soạn thảo bao gồm các bước lên kế hoạch, viết ra các quy trình, mục tiêu và cam kết của tổ chức trong việc đảm bảo sự an toàn nơi làm việc, sức khoẻ công nhân và giảm tác hại tới môi trường.
  • Đánh giá rủi ro: Quá trình đánh giá các mối nguy tiềm ẩn nơi làm việc, từ đó liệt kê các mối nguy dễ đến nguy cấp có thể gây ra tai nạn lao động, cháy nổ, thiệt hại về người và hàng hoá để tạo ra kế hoạch và biện pháp kiểm soát rủi ro.
  • Quản lý các biện pháp kiểm soát rủi ro: Bước lập kế hoạch và áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định, giúp tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
  • Thực thi quy trình và giám sát: Quá trình phân công nhiệm vụ cho người chịu trách nhiệm an toàn trong công xưởng, phổ biến quy trình làm việc và các hướng dẫn cần thiết để xử lý các tai nạn khi xảy ra và trách nhiệm đảm bảo công nhân tuân thủ quy trình HSE được ban hành.
  • Đào tạo và nâng cao nhận thức: Đây là quá trình đưa hệ thống vào vận hành hướng dẫn công nhân các biện pháp phòng ngừa rủi ro, cách xử lý để đảm bảo nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tuân thủ các quy định và chính sách liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.

Bạn có thể muốn tham khảo: Phương pháp 6S là gì? Hướng dẫn cách xây dựng quy trình 6S lean

Nhân viên HSE làm gì?

Nhân viên HSE làm gì?

Nhân viên HSE là người chịu trách nhiệm giám sát an toàn lao động nơi làm việc, làm công việc để đảm bảo sức khoẻ nghề nghiệp và vệ sinh môi trường tại các doanh nghiệp. Thông qua đó, nhiệm vụ của một người nhân viên HSE sẽ là đảm bảo nhân viên của doanh nghiệp tuân thủ các quy trình an toàn, quy trình làm việc hoặc quy định mà công ty ban hành để triệt để tránh xảy ra tai nạn lao động.

Để đảm bảo làm tròn vai trò vị trí này, người làm việc HSE cần có bằng cấp chuyên môn ngành kỹ sư môi trường và kỹ sư bảo hộ lao động. Bên cạnh việc có chứng nhận đã trải qua huấn luyện an toàn lao động trước khi làm việc, song hành cần nắm bắt các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, TCVN, QCVN, OSHA (Đối với công ty vốn nước ngoài). Đồng thời cũng hiểu rõ các kiến thức pháp lực liên quan tới an toàn vệ sinh lao động và trách nhiệm của người lao động về an toan lao động và quy định về vệ sinh môi trường.

Cho nên để trở thành nhân viên HSE sẽ đòi hỏi người làm công việc này phải liên tục học hỏi, bổ sung các kiến thức mới nhất nhằm làm tròn vai trò này.

Bản mô tả công việc nhân viên HSE:

Dưới đây là bản mô tả công việc chi tiết cho vị trí Nhân viên HSE (Health, Safety, Environment):

Chức danh: Nhân viên HSE

Bộ phận: An toàn, Sức khỏe và Môi trường

Báo cáo cho: Trưởng phòng An toàn, Sức khỏe và Môi trường

Mục tiêu công việc: Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và tuân thủ các quy định về an toàn lao động, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Nhiệm vụ chính:

  1. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý HSE:
    • Phát triển, cập nhật các chính sách, quy trình và hướng dẫn liên quan đến an toàn, sức khỏe và môi trường.
    • Đảm bảo hệ thống quản lý HSE phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
  2. Đánh giá và quản lý rủi ro:
    • Thực hiện đánh giá rủi ro và xác định các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình sản xuất và vận hành.
    • Đề xuất và triển khai các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu rủi ro.
  3. Giám sát và kiểm tra:
    • Thực hiện kiểm tra định kỳ về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường.
    • Giám sát việc tuân thủ các quy định HSE của nhân viên, nhà thầu và khách hàng.
  4. Đào tạo và nâng cao nhận thức:
    • Tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động, sơ cấp cứu và ứng phó sự cố cho nhân viên.
    • Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về HSE trong toàn công ty.
  5. Ứng phó sự cố và điều tra tai nạn:
    • Tham gia vào việc lập kế hoạch và diễn tập ứng phó sự cố khẩn cấp.
    • Điều tra nguyên nhân các tai nạn lao động, sự cố môi trường và đề xuất biện pháp phòng ngừa tái diễn.
  6. Báo cáo và lưu trữ hồ sơ:
    • Chuẩn bị các báo cáo định kỳ về hoạt động HSE cho ban lãnh đạo và cơ quan chức năng khi cần.
    • Quản lý và lưu trữ hồ sơ liên quan đến HSE theo quy định.
  7. Cập nhật và tuân thủ pháp luật:
    • Theo dõi, cập nhật các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến HSE.
    • Đảm bảo công ty luôn tuân thủ các yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế về HSE.

Yêu cầu công việc:

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành An toàn lao động, Môi trường, Kỹ thuật hoặc các lĩnh vực liên quan.
  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực HSE hoặc vị trí tương đương.
  • Hiểu biết sâu về các quy định pháp luật liên quan đến an toàn, sức khỏe và môi trường.
  • Kỹ năng giao tiếp, đào tạo và thuyết trình tốt.
  • Khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và làm việc độc lập.
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm liên quan.

Quyền lợi:

  • Mức lương cạnh tranh, thưởng theo hiệu quả công việc.
  • Chế độ bảo hiểm và phúc lợi theo quy định của pháp luật và chính sách công ty.
  • Cơ hội tham gia các khóa đào tạo, phát triển chuyên môn.
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và an toàn.

Xem thêm:

Trên đây cũng là toàn bộ nội dung HSE là gì? 5 phút để tiềm hiểu ngành. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành an toàn vệ sinh lao động. Nếu bạn đang cần trang bị bảo hộ hoặc các loại quần áo bảo hộ lao động chuyên dụng, hãy liên hệ ngay với công ty GAK bạn nhé.

- GAK GAK
DMCA.com Protection Status